06 tháng 4, 2020

BẮT GẶP TRĂM NĂM - CẢM TÁC HOÀI NIỆM THÁNG NĂM






Người ta thường nói “trăm năm” để gợi nhắc về đời người. Đối với những người hoài niệm, “trăm năm” là vô thường. Đối với nữ thi sĩ Đỗ Mỹ Loan, “trăm năm” còn là một “cõi thơ”, một miền hư ảo trong tâm hồn, là cả quá khứ, hiện tại và tương lai, là cả kiếp trước và kiếp sau… Có lẽ vì là một người mang nhiều tâm sự và có đời sống nội tâm vô cùng nhạy cảm cho nên cảm tác thời gian mới vô cùng sâu đậm trong tập thơ Bắt gặp trăm năm của tác giả Đỗ Mỹ Loan. Có những cuộc gặp gỡ tưởng như là định mệnh, như đã chờ từ kiếp trước nhưng không thể gắn bó. Cảm nhận về cuộc gặp trăm năm càng sâu nặng thì cảm giác mất mát, hụt hẫng càng dâng cao khi phải chia xa: “Trăm năm vừa bắt gặp/Thoáng chốc lại lìa xa” (Bắt gặp trăm năm). Nỗi đau mất mát, lỡ làng của mối tơ duyên dang dở còn trở đi trở lại trong nhiều bài thơ khác của tác giả. Vẫn là hai chữ “trăm năm” ấy, nhưng là viễn ảo về tương lai của người con gái mộng mơ: “Tưởng là trăm năm để lòng thổn thức/ Nguyệt lão se duyên cho đến bạc đầu” (Đâu phải tại thời gian). Một chữ “tưởng” thôi đủ nói lên bao chua xót, đủ phá vỡ giấc mơ thiếu nữ và ám ảnh mãi tới nhiều năm sau. Khi yêu, người ta “tưởng”, người ta mơ biết bao nhiêu viễn cảnh đẹp đẽ, trong đó có giấc mơ trăm năm, giấc mơ bạc đầu tri kỉ,… Nhưng thực tại phũ phàng khiến lòng người vụn vỡ: “Ngỡ ngàng hai mươi năm sau/ Mỗi đứa một phương trời cách biệt/ Gọi tên nhau ngập tràn nuối tiếc/ Chuyện trăm năm như nước chảy qua cầu” (Đâu phải tại thời gian). Cảm tác về sự lỡ làng, chia xa xuyên suốt cả tập thơ, đi theo mỗi bước chân của thi sĩ. Cho nên, ngay giữa Sài Gòn tấp nập, ồn ào, nhà thơ Đỗ Mỹ Loan vẫn cảm thấy một khoảng trống mênh mông sâu thẳm của nỗi nhớ, nỗi buồn: “Sài Gòn/ lê bước âm thầm/ Hỏi người một thuở/ tri âm đâu rồi?”. Như con sóng ngầm, nỗi nhớ xoáy sâu rồi trào lên dữ dội: “Gọi tên nỗi nhớ/ vỡ òa trăm năm” (Sài Gòn nỗi nhớ trăm năm). Cứ thế, duyên đời vận vào duyên thơ, mới có lời Ngỏ rằng: “Vô tình/ bắt gặp trăm năm /Hữu duyên / lục bát/ gieo nhầm vần thương/ Rồi xa/ diệu vợi con đường/ Vần thơ từ ấy/ biết/ tương tư người”. Chắc hẳn tác giả phải có một tâm hồn đa sầu đa cảm lắm mới có những vần thơ tinh tế và nhiều rung cảm như vậy. Ấy vậy mà, tác giả lại không muốn được gọi là “nhà thơ”: “Đừng gọi tôi là nhà thơ/ Vì nhà thơ cứ lãng đãng như mây/ Tôi thích được gọi là nhà giáo/ Sống an yên bốn mùa nơi ốc đảo” (Đừng gọi tôi là nhà thơ). Có lẽ tác giả cũng “sợ” chính sự nhạy cảm của mình. Những sợi dây cảm xúc quá mong manh khiến nữ thi sĩ sợ lòng như mây, dễ bị gió cuốn. Tác giả Đỗ Mỹ Loan còn có biệt danh là Hoàng Thị Lãng Mây. Chữ “lãng” vừa có nghĩa là trôi nổi vô định, vừa có nghĩa buồn rầu, bi thương. “Lãng mây” là một đám mây phiêu du mang nhiều tâm sự chăng? Ngoài việc thấy mình như “lãng mây”, tác giả còn nhiều lần dùng từ “ốc đảo” để chỉ thế giới nội tâm của mình. Có lẽ đó cũng chính là thế giới thơ của thi sĩ, một miền thơ hư ảo, bồng bềnh, khiến độc giả vừa muốn bước vào khám phá, lại vừa e ngại chạm vào nỗi niềm riêng. Đối với thi sĩ, thơ vừa là thú vui tao nhã của cô giáo tuổi hưu, để thỏa nỗi niềm yêu con chữ vừa là tri kỉ của tâm hồn, mang dáng điệu “vô thường”. Với hơn 18 tập thơ đã xuất bản, tác giả vẫn khiêm tốn, không nhận là nhà thơ. Sự nghiệp ấy, với thi sĩ, vốn chỉ là một cuộc ruổi rong đi tìm bản ngã, đi tìm quá khứ: “Cùng thơ/ làm cuộc ruổi rong/ Rày đây mai đó/ thong dong cuối đời/ Biết đâu/ tìm lại nụ cười/ Biết đâu/ tìm được khoảng trời dấu yêu” (Cùng thơ làm cuộc ruổi rong). “Thơ” nhiều lần được nhân cách hóa như một người đồng hành gánh hành lý thương nhớ, buồn tủi cho thi sĩ. Bởi vậy mới có trang thơ “tủi phận”, câu thơ “đi lạc”, dòng thơ “đợi chờ”, tứ thơ “chơi vơi”, hồn thơ “lạc lõng”, con chữ “võ vàng”, nhịp thơ “gãy vụn”… Bởi vậy mới có những lúc phải “cõng thơ lên núi”, rồi lại “cõng thơ qua cõi ta bà”…
Một góc rất nhỏ trong tập thơ, bốn bài thơ thời sự của tác giả đã kéo độc giả về với thời cuộc, với sự kiện toàn cầu lớn nhất những tháng cuối năm 2019 và nửa đầu năm 2020 – dịch cúm Vũ Hán, Covid 19. Chỉ bốn bài thơ thôi nhưng hội tụ đủ cả cảm xúc xót xa, tang thương; nỗi lo sợ ngày mai, nỗi cô đơn những ngày toàn quốc cách ly; lời trách giận “con virus” tai quái… Đây sẽ là những dấu ấn lịch sử không thể nào quên với đất nước và toàn thế giới. Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ cả tập thơ vô cùng thê lương nhưng không… Ấy là cảm tác của người thi sĩ mang nhiều tâm sự đem trút vào thơ. Sau cùng, cuộc đời vẫn còn rất nhiều mến yêu, rất nhiều điều lấp lánh. Độc giả sẽ thấy tâm trạng nhẹ nhõm hơn với những câu thơ tươi mát, réo rắt như thế này: “Dắt thơ dạo phố/ ngát miền hương hoa… Con tim / khe khẽ nói lời yêu thương/ Trang thơ/ khép lại nỗi buồn” (Khép lại nỗi buồn). Bởi cuộc đời còn có những tia nắng, còn có những sắc hoa và những mùa xuân tươi sáng nên từ nơi “ốc đảo” vẫn rộn rã những tin yêu: “Vỡ òa/ sợi nắng sáng nay/ Hình như vui lắm / giữa ngày chớm đông/ Cảm ơn/ vàng nắng lung linh/ Cho ta tìm lại / bóng hình của ta” (Cảm ơn vàng nắng lung linh). Tập thơ Bắt gặp trăm năm của tác giả Đỗ Mỹ Loan không dành cho những người “sống vội”. Tập thơ là để nhâm nhi, để lắng lòng. Bởi vậy, dù là viết theo thể thơ 4 chữ, 5 chữ hay lục bát, tác giả đều có cách ngắt dòng rất độc đáo, tạo nên giai điệu chậm rãi, phiêu bồng. Có những câu thơ lục bát ngắt nhịp 2/4 – 4/2/1/1, tạo cảm giác như giọt cảm xúc đang rơi. Những câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, tạo nên những trường liên tưởng siêu thực: “Nỗi sầu đánh võng”, “Tiếng trăng non thầm thì” hay “Lời cầu kinh xé nát mảnh hồn hoang”… Sau cùng, xin dành những cảm nhận riêng cho độc giả khi đọc Bắt gặp trăm năm. Có lẽ mỗi người sẽ tìm thấy sự đồng điệu nào đó trong lớp lớp xúc cảm của thi sĩ. Trân trọng cảm ơn tác giả đã đem đến cho đời những giai điệu đẹp của tâm hồn. (Thục Anh)



19 nhận xét:

  1. Copy từ tập bản thảo dàn trang nên không thể chỉnh lại văn bản được. Mong các bạn thông cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm nhận về "Bắt Gặp Trăm Năm" hay quá!
      Thục Anh là ai vậy nhỉ?
      :)

      Xóa
  2. DVD đã chỉnh lại văn bản, ML vào email copy rồi dán vào lại bài đăng.
    :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là nếu ML muốn chỉnh lại, còn không muốn chỉnh lại thì cứ để vậy, chẳng sao cả!
      :)

      Xóa
  3. DVD vừa gửi email đến myloandotho và myloando59
    :)

    Trả lờiXóa
  4. Mình vào bản gốc copy thử nào dè thành công. Bạn DVD giỏi thật! Trong trường hợp ấy, làm sao chỉnh được văn bản hả bạn?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DVD copy lại bài đăng của ML, rồi dán vào file doc để chỉnh sửa.
      ML muốn bài đăng canh đều hai bên thì trước khi xuất bản, ML chọn toàn bộ nội dung bài đăng, nhấp vào tam giác nhỏ trong vòng tròn đỏ, nhấp chọn biểu tượng "canh đều theo hai biên" như ảnh dưới đây:

      https://1.bp.blogspot.com/-2wWJYH1T09s/XovzI3VkAsI/AAAAAAAAMWw/I3CkNixTMm4xF_LSU-pdpBQsiC2Zc9X9QCLcBGAsYHQ/s1600/2020-04-07_102426.png

      https://image.slidesharecdn.com/wordwww-slide-giaotrinh-tk-100123171426-phpapp01/95/gt-word-46-728.jpg

      Xóa
    2. Vòng tròn đỏ

      https://1.bp.blogspot.com/-2wWJYH1T09s/XovzI3VkAsI/AAAAAAAAMWw/I3CkNixTMm4xF_LSU-pdpBQsiC2Zc9X9QCLcBGAsYHQ/s1600/2020-04-07_102426.png

      Xóa
    3. biểu tượng "canh đều theo hai biên"

      https://image.slidesharecdn.com/wordwww-slide-giaotrinh-tk-100123171426-phpapp01/95/gt-word-46-728.jpg

      Xóa
    4. Mình hiểu rồi bạn. Mình cứ ngỡ văn bản mặc định như thế nên cứ loay hoay mãi. Nếu không chỉnh lại, văn bản dài lòng thòng vừa khó xem vừa mất vẻ mỹ thuật. Dù sao cũng cảm ơn bạn nhiều lắm!

      Xóa
    5. Hiện tại, biên bên phải của bài đăng chưa đều, Ml vào chỉnh sửa bài đăng, quét chọn toàn bộ nội dung bài đăng, nhấp vào tam giác nhỏ trong vòng tròn đỏ, nhấp chọn biểu tượng "canh đều theo hai biên" (như ảnh vòng tròn đỏ và ảnh canh đều hai biên DVD dán trong còm ở trên).

      Xóa
    6. Đều rồi đó bạn! Hôm nay vui vì biết thêm một ít. Cảm ơn bạn đã nhiệt tình hướng dẫn.

      Xóa
  5. Thục Anh là nhà văn nữ ở HN. Lời giới thiệu hay quá, bạn nhỉ! Tập thơ này có thiết kế dễ thương lắm. Hôm nọ mình có comment hứa sẽ gởi tặng bạn 2 tập NGỒI ÔM CỔ TÍCH và BẮT GẶP TRĂM NĂM nhưng không thấy bạn hồi âm?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DVD đã nhận được tập thơ Ngồi Ôm Cổ Tích ML tặng, rất vui nhưng lại quên hồi âm cho ML biết, DVD rất xin lỗi!
      DVD cảm ơn ML nhé!
      Hi hi hi...

      Xóa
    2. Mình nhớ chưa gởi tặng bạn tập Ngồi Ôm Cổ Tích mà?

      Xóa
    3. DVD thì nhớ là đã nhận được rồi, hi hi hi...
      :)

      Xóa

:)) :(( :) :-ss =)) :( :d
@-) :p :-o [-( :-? :-t b-( =d>

Hướng dẫn viết nhận xét:
- Copy ký tự bên phải emo muốn chọn và dán vào khung nhận xét.
- Dán link ảnh trực tiếp vào khung nhận xét không cần dùng thẻ. Sau link ảnh đã dán, không gõ thêm bất kỳ ký tự nào nữa.